Đừng để ngoại hình làm ảnh hưởng đến quyết định của nhà tuyển dụng
Hầu hết các sếp thường không chú trọng nhiều đến hình thức của nhân viên nếu vị trí và nội dung công việc không yêu cầu và rằng yếu tố quyết định là năng lực làm việc của họ. Song, sự thực không hoàn toàn như vậy...
Suýt nữa thì tôi đã bỏ qua một nhân viên "rất được", chỉ vì trong buổi trình diện đầu tiên trông cô ta quá đáng ghét", nhân một dịp cao hứng, vị Giám đốc một công ty truyền thông đã cho biết như vậy về nữ trợ lý của mình.
Có lẽ do tâm trạng ngày hôm đó không được tốt, nên buổi đầu tiếp xúc cô ta đã không lọt "mắt xanh" nhìn người của ông. Từ trang phục cho đến những điều mà cô ta trình bày, diễn giải đều trở nên... Khó thuyết phục, nhất là khi người nhân sự nữ nhân viên này sở hữu một nhan sắc "trung bình yếu".
Tuy nhiên, tình trạng này đã cải thiện sau đó, khi cô ta dần chứng tỏ được khả năng chuyên nghiệp cũng như có những ý tưởng sáng tạo cho công việc. Sự thông minh và độ tin cậy, những phẩm chất quan trọng của người trợ lý, đã dần bộc lộ khiến cô trở thành cánh tay phải của sếp, khác hẳn với những gì mà ấn tượng đầu tiên đem lại.
Không phải vị sếp nào cũng vượt qua được những ấn tượng không tốt ban đầu để đánh giá khách quan về năng lực của nhân viên cũng như thử thách để trọng dụng họ. Tự tin với "mắt xanh" nhìn người của mình, khá nhiều người đã để lọt những nhân viên tốt, nếu không từ vòng tuyển dụng thì cũng do mối quan hệ không mấy tốt đẹp sau này.
Về phía mình, những nhân viên với điểm yếu về ngoại hình và những điểm bất lợi trong giao tiếp ban đầu sẽ phải làm gì để phá tan rào cản định kiến của những nhà tuyển dụng vốn tin chắc vào "mắt xanh" chọn người của mình?
Phải làm gì nếu bạn là một người trẻ, thiếu kinh nghiệm và ngoại hình không nổi bật? Theo các chuyên gia, sự kiên trì "ghi điểm" là một giải pháp tốt cho tình thế này. Hãy chứng tỏ năng lực và sự đam mê công việc của bạn, hãy thực hiện những việc bạn được giao thật chỉnh chu thậm chí tốt hơn những gì người khác mong đợi.
Và một điểm tế nhị nhưng vô cùng quan trọng khi chưa lọt "mắt xanh" của sếp, hãy chấp nhận áp lực của công việc không được ưu ái và cố gắng để cải thiện điều này thay vì tìm cách lấy lòng, bởi những nỗ lực làm thân trong trường hợp này thường làm ác cảm tăng lên chứ không mấy khi hiệu quả!
Theo ehow.Vn
Vietcombank trả lương "khủng" từ sếp tới nhân viên
(ĐSPL) - Vietcombank trả lương gần 100 triệu đồng/tháng cho lãnh đạo cấp cao và gần 20 triệu đồng/tháng cho nhân viên ngân hàng trong năm 2013.
Vietcombank trả lương cao từ sếp tới nhân viên.
Theo tài liệu Đại hội cổ đông năm 2013 của Vietcombank công bố thu nhập của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Cụ thể, các sếp trong 2 ban này nhận được khoản lương tương đương với 0,35% lợi nhuận sau thuế.
Trong năm 2013, lợi nhuận sau thuế của Vietcombank là 4.377,6 tỷ đồng. Như vậy, quỹ lương dành cho các sếp trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát là 15,3 tỷ đồng. Trung bình, mỗi lãnh đạo cấp cao của Vietcombank nhận 1,2 tỷ đồng/người/năm, tương ứng 100 triệu đồng/người/tháng.
Trung bình, thu nhập năm 2013 của mỗi nhân viên Vietcombank đạt 237 triệu đồng, thu nhập theo tháng là 19,7 triệu đồng/người/tháng.
Đến năm nay, lương của nhân viên ngân hàng này tuy có giảm nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Theo báo cáo tình hinh Kinh doanh trong 6 tháng đầu năm cho thấy, Vietcombank dành hơn 1.553,2 tỷ đồng trong quỹ lương chi cho cán bộ công nhân viên. Tính ra, mỗi nhân viên nhà băng này nhận trung bình 111,9 triệu đồng/6 tháng, tương đương 18,6 triệu đồng/tháng.
Tính đến ngày 31/12/2013, Vietcombank có 13.449 lao động, tăng 86 người so với cuối quý 3/2013 và tăng 198 người so với cuối năm 2012. Tăng nhân sự nhưng quỹ lương tại ngân hàng này lại giảm nhẹ. Cả năm, Vietcombank chi trả lương và phụ cập cho nhân viên 3.186,95, giảm nhẹ so với con số 3.259,42 tỷ đồng của năm 2012.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt 7.533 tỷ đồng, bằng 69,5% kế hoạch năm 2014 và tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2013.
VIỆT HƯƠNG (T.H)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét